nguồn ảnh: internet
Nói cho đúng ra, ở nước ta hiện nay, các chương trình giải trí vẫn là sản phẩm thủ công, manh mún, được thực hiện bởi các cở sở ,dù của Nhà nước hay tư nhân thì cũng đều ở tình trạng chắp vá trong nhiều công đoạn. Vì thế, khi cả nước có gần 400 kênh truyền hình phát liên tục ngày đêm, thì nội dung chiếm thời lượng áp đảo vẫn là do nước ngoài sản xuất. Còn phim chiếu rạp, Hội đồng duyệt hàng năm khoảng 400 phim, thì phim do VN sản xuất, năm cao nhất cũng chỉ đạt 1/10.Vì thế, không có gì lạ, hầu như thường trực trên các kênh , kể cả kênh các Đài Trung ương vẫn là chiếu phim nước ngoài.Phim chiếu rạp khung thời gian thuận lợi nhất, nhiều suất nhất, vẫn là của phim ngoại, được nhập với số lượng không hạn chế. Rồi các phim remảk, mua lại kịch bản đã ăn khách của nước ngoài, các Game shou cho đến nay vẫn chủ yếu mua bản quyền của nhiều nước.. Thậm chí, những phim điện ảnh ăn khách nhất, thu lãi lớn thì hầu hết vẫn phải mua kịch bản nước ngoài.
Ở một số nước phát triển, Công nghiệp giải trí là một ngành kinh tế quan trọng, là một nguồn thu lớn, có khi hơn cả một số ngành công nghiệp, đem lại công ăn việc làm cho rất nhiều người, và quan trọng hơn, đây là nền công nghiệp hiện đại, luôn luôn đổi mới nhờ tận dụng sự phát triển siêu cấp của các công nghệ, kỹ thuật đang đổi mới từng ngày.Các tài nguyên trong lòng đất, thậm chí dưới lòng biển, rừng thiên nhiên,đang nhanh chóng bị cạn kiệt. Nhưng nền công nghiệp giải trí, sử dụng và khai thác cái nguồn vô tận là trí tuệ con người thì đang hứa hẹn nhiều, rất nhiều những thay đổi trong cuộc sống thường nhật của loài người. Công nghiệp 4.0, 5.0 sẽ tạo ra một hiện tình xã hội khác hẳn, và theo đó, các thể chế, phương thức tổ chức các xã hội bắt buộc thay đổi theo. Thí dụ , cuộc sống sẽ thế nào, khi mỗi người sẽ , dĩ nhiên bằng công nghệ, tạo ra cho mình một phiên bản đại diện, xử lý thay thế mình trong một số công việc và giao tiếp nhất định? Để theo kịp sự chuyển động của công nghiệp kỹ thuật số, nhiều nước đã xuất hiện những mô hình giáo dục- đào tạo mới.Thay vì lối phân khoa, ngành cổ điển, học kiến thức, kỹ năng chuyên sâu từng ngành- một việc mà ngày nay , máy tính và trí tuệ nhân tạo sẳn sàng cung cấp, người ta đào tạo theo lối khai phóng, nghĩa là đào tạo một con người có kiến thức tổ chức tổng hợp: Thí dụ trong trường điện ảnh, xưa nay, các khoa đào tạo đạo diễn, biên kịch, quay phim,diễn viên, hậu kỳ,PR, …, và một bộ phim, bao giờ cũng là sản phẩm của một tập thể, là sự đồng lòng góp sức của nhiều người, qua nhiều công đoạn. Ngày nay, với một cái máy ảnh, một điện thoại thông minh, chỉ một người, có thể tự mình làm nên một bộ phim, mà chât lượng nội dung cũng như kỹ thuật không kém bất cứ một bộ phim nào.Thì xưa nay, các tác phẩm, dù của Đơn vị Hãng phim, Nhà hát,đoàn nghệ thuật Nhà nước hay tư nhân, vẫn là của một số cá nhân, Nhưng nếu muốn chào đời, nhất định nó phải được đăng ký ở một Tổ chức nào đó, và đương nhiên coi đây là bản quyền sáng tạo của cơ sở tác phẩm mang tên.Mấy năm gần đây, ngay ở nước ta cũng đã xuất hiện, và quan trọng là được đăng ký tồn tại một số bộ phim cá nhân, và được đi tham gia các liên hoan phim cá nhân, có mấy tác giả từng được giải thưởng. Nếu ở các loại hình nghệ thuật khác, như văn học, âm nhạc,hội họa…tác phẩm đều là của một người nhất định, có tên tuổi cá nhân, thì từ nay, một tác phẩm điện ảnh cũng được coi là của một cá nhân. Và để phổ biến , họ có quyền đưa lên mạng cá nhân của mình.Đã xuất hiện những trường học khai phóng nhằm đào tạo những nhà Tổ chức và lãnh đạo, để tự một cá nhân có khả năng tự tạo ra những tác phẩm của riêng mình.Lúc đó, hệ thống tổ chức về văn hóa, trong đó có công nghệ giải trí sẽ phải thay đổi. Không một bộ máy kiểm duyệt nào có thể kham nổi công việc kiểm định sáng tạo của một lượng người ngày càng đông đảo.Sẽ là không công bằng, nếu có một bộ phận sáng tác bị kiểm duyệt, và đa số khác thì không.Bấy giờ chắc chắn chỉ có thể điều chỉnh bằng một hệ thống pháp luật chung.
Điều đáng chú ý là ở nước ta, về kinh tế,toàn dân có mức sống cao hơn trình độ và khả năng của bản thân nên kinh tế, là nhờ vốn cũng như công nghệ là của nước ngoài, ta vay và nhập bằng nhiều con đường. Một lượng hàng hóa tiêu dùng, y tế, máy móc công nghiệp và của cả nông nghiệp là của nước ngoài. Đương nhiên vay thì phải trả, kể cả trả lãi cũng không sao. Nhưng tình trạng đó diễn ra trong lĩnh vực văn hóa, trong đó đi đầu là văn hóa giải trí lại là vấn đề khác.Liên hiệp quốc khuyến khích sự đa dạng văn hóa. Hàng loạt các di tích và di sản phi vật thể được xếp hạng và công nhận là một cách thiết thực cổ vũ và nhắc nhỡ việc cần thiết phải bảo tồn các nguồn gen văn hóa, văn minh của các dân tộc.Trong các hiệp định liên quốc gia, hầu như nước nào cũng chủ động đặt văn hóa ra ngoài mọi cam kết về tự do giao lưu . Họ hạn chế số lượng các sản phẩm văn hóa nước ngoài nhập khẩu hàng năm. Một nược rộng lớn như Trung Quốc, sau nhiều năm đã nâng lên, nhưng con số đầu phim nước ngoài được nhập chưa vượt qua con số 40. Hạn chế đó là vừa để bảo vệ văn hóa nội địa, vừa tạo dư địa khuyến khích sự sáng tạo và phát triển của văn hóa trong nước. Và đến lượt văn hóa- nghệ thuật trong nước phát triển, sẽ thành một mũi nhọn kinh tế đối ngoại. Cứ hình dung số lượng tiền khổng lồ biết là nhường nào họ thu được, khi hầu như ngày nào, giờ nào các kênh truyền hình và mạng VN cũng có phim Trung Quốc, Hàn Quốc, cùng vài nước khác.Mà đâu chỉ lợi ích kinh tế. Cứ xem chỉ trong một thời không dài, bằng các tác phẩm văn hóa giải trí, và hàng tiêu dùng, Hàn Quốc đã làm thay đổi tình cảm của lớp trẻ, mà không chỉ lớp trẻ thế giới đối với quốc gia này như thế nào. Đây là thí dụ rõ nhất mà văn hóa có thể mở đường để kinh tế đi theo.Có một chuyện vui để giúp hiểu thêm cách người ta làm văn hóa. Trên một chuyến bay rời Hàn Quốc, một vị hành khách hỏi một cô gái phương tây khá nhan sắc và đã cứng tuổi, rằng cô tới Hàn quốc lần nào chưa. Cô nói, trước đây cô đã tới 15 lần. Trước sụ ngạc nhiên của người hỏi, cô nói thêm: là fan của phim Hàn, cô thấy các chàng trai ai cũng xinh đẹp ,tài hoa. Và quyết đến xứ sở này tìm người trong mộng của mình. Nhưng đã là lần thứ 16, mà…Ở đây, ta thấy có một đặc điểm tâm lý trong sáng tác cũng như hưởng thụ tác phẩm văn nghệ. Hình như ở nước ta, cả người sáng tạo cũng như công chúng thường nghiêng về phần phê phán hơn. Chính khả năng phê phán được mài sắc này là một con dao sắc có khả năng giết chết mọi tìm tòi sáng tạo thường là bấy bớt khi mới xuất hiện, không có khả năng tự vệ, cũng như không có thời gian và khí hậu thuận lợi để lớn dần lên.Năm nay, cả nước sản xuất được hơn 30 bộ phim chiếu rạp, thì gần 30 phim không thu hồi đủ vốn. Cứ đà ấy, thì bao nhiêu ngọn lửa nhiệt tình cũng sẽ bị mưa gió đường đời vùi dập.Thiếu rào cản pháp lý bảo vệ nền sản xuất nội địa, thiếu những chính sách khuyến khích những tác phẩm nghệ thuật nghiêm túc,thả lỏng cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm VH-NT tự bơi, thì sớm muộn, những quy luật của nền kinh tế thị trường sẽ dìm chết các xu hướng lành mạnh, những hoa độc cỏ dại, nhân danh đáp ứng thị hiếu số đông sẽ tha hồ tràn lan. Nhìn dòng phim cả truyền hình Nhà nươc và phim điện ảnh lâu nay liên tục đưa những cảnh cướp giết hiếp để thu hút người xem ( Người phán xử, Quỳnh Búp Bê,Chạy trốn thanh xuân…), và càng xem, xã hội sẽ quen dần với những hình ảnh một đất nước tràn lan bạo lực, các tổ chức tội phạm có tổ chức, có mạng lưới đông đảo hoạt động công khai và tàn ác. Trong cuộc chạy đua để chiếm thị phần công chúng, cuộc cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở sản xuất các sản phẩm văn hóa giải trí nội địa cũng là kẽ hở cho sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của các sản phẩm giải trí ngoại, bất kể đẳng cấp và loại hình.
Tâm lý này cũng cắt nghĩa, vì sao, ở một thị trường tiêu thụ lớn là gần một trăm triệu người Việt ở cả trong và ngoài nước, mà các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có khá nhiều thuộc lĩnh vực giải trí vẫn không tìm được, tìm đủ người tiếp nhận và thưởng thức.Lâu nay, các nhà văn yên phận với con số nghin cho một tập tiểu thuyết mới, 500 cho một tập thơ ,mà không biết có người mua không, nên coi là một tình trạng phải báo động cho văn hóa đọc. Tất nhiên, trước hết, các tác giả phải tự xem lại chất lượng cái được gọi là tác phẩm của mình. Và cần thiiét hơn là cập nhật những kỹ năng để đưa tác phẩm tới với bộ phận công chúng mà mình mong đợi.Nhưng về mặt Nhà nước cần có chính sách thiết thực, cụ thể để hướng cho 11 triệu người hưởng lương, đang và từng là viên chức, gần 24 triệu người đi học các cấp quan tâm, có nhu cầu và thói quen đọc sách, thưởng thức văn hóa- nghệ thuật, đồng hành và đồng sáng tạo những tác phẩm văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có khối lượng lớn những tác phẩm thuộc lĩnh vực giải trí,thay vì thờ ơ,chê bai, vì đã quen với các tác phẩm nước ngoài, hay tiêu phí thời gian rỗi cho những trò tiêu khiển vô bổ khác.Để kiếm sống , người ta phải học tập và rèn luyện rất nhiều. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện một bộ phận có tiền ( Dân giàu), thì để tiêu tiền cho ra người tử tế, cũng phải học và phải rèn luyện một số kỹ năng nhất định để trở thành một thế hệ người sống có văn hóa, một cuộc sống tử tế không thể thiếu nhu cầu thưởng thức văn hóa và góp sức xây dựng văn hóa cho dân tộc, cho đất nước.Của cải vật chất bền vững đến đâu rồi cũng đến giới hạn tự hủy. Chỉ văn hóa của dân tộc, nếu biết sáng tạo, bảo tồn và gìn giử thì vẫn bền vững mãi với thời gian.. Một số quan chức và doanh nhân bỗng dưng có nhiều tiền, có rất nhiều tiền sớm sa vào trụy lạc, một số sa vào vòng lao lý thời gian gần đây, không chỉ ở nước ta, là bằng chứng về sự thiếu chuẩn bị kỹ năng và kiến thức khi đã có tiền. Cách ứng xử của mấy tỉ phú giàu nhất thế giới khi góp tài sản để làm các công việc từ thiện là một gợi ý.
Không phải vô cớ mà vài năm gần đây,khá nhiều ca sỉ hải ngoại, sau 3-40 năm xa nước, trở về biểu diễn, những bài hát cũ ( Dĩ nhiên được cấp phép), với nguyên vẹn phong cách, lối hát cũ mà vẫn được một bộ phận công chúng trong nước yêu thích. Hóa ra, hoàn cảnh, đã vô tình biến họ thành những bảo tàng sống cho thứ nghệ thuật dân tộc một thời kỳ lịch sử, mà trong nước, do sự phát triển , đã làm biến dạng và mai một.Nhân đây, tôi muốn nhắc lại một câu chuyện vui mà rất nghiêm túc. Mươi năm truốc, trong một dịp nói chuyện với một số nhà khoa học nghiên cứu về Đông Á,tại Đại học Harvard, nhà giáo Hoàng Ngọc Hiến được người nghe cực kỳ thích thú, khi ông nói về sự sáng tạo từ mới của người Hà Nội. Cứ vài ba năm, trong tiếng Việt lại xuất hiện những từ mới hoặc cachs diễn đạt mới, bao giờ cũng độc đáo, hóm hĩnh và có sức lan truyền rất nhanh. Ông dẫn chứng mấy từ hơi bị, vô tư, hoành tráng…Điều đó đem lại sự ngạc nhiên cho những người xa nước , vốn quen với một lớp từ cũ.Thực tế đó giúp các nhà quản lý và nghiên cứu thấy rõ hơn vai trò của việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống trong sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật hiện đại mà không bị hóa tan trong biển mênh mông của văn hóa đại chúng thời kỹ thuật số phát triển.
Nắm vững và thực hiện những sản phẩm nghệ thuật giải trí thời kỹ thuật số, chắc chắn phải tin tưởng vào lớp trẻ mà tri thức đang được quốc tế hóa , nhưng tâm hồn, tình cảm vẫn cắm sâu vào văn hóa dân tộc.Một sách lược phát hiện, bồi dưỡng ,sử dụng và tạo điều kiện cho lực lượng sáng tạo này chính là cách đẩy mạnh sự phát triển của công nghệ giải trí, một phần đại chúng của văn hóa, trở thành một mũi nhọn kinh tế trong tương lai gần.
NGÔ THẢO
コメント